Cảm giác trướng bụng hay buồn ngủ
Thông thường, khi có bầu thì bạn hay có cảm giác trướng bụng. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của bạn. Bạn không thể tỉnh táo nổi và tập trung được vào bất cứ chuyện gì?
Chắc chắn rằng khi mang thai, mẹ bầu thường trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ bị mệt mỏi, kiệt sức. Nhưng mặt khác, khi căng thẳng thần kinh hay bị bệnh, bạn hiển nhiên cũng không thể nào hoạt bát, tràn đầy sức sống được. Lý giải cho hiện tượng buồn ngủ ở mẹ bầu vào khoảng 1-6 tuần đầu, các bác sỹ cho rằng đó là do thời kỳ này lượng progesterone trong cơ thể đột nhiên tăng cao hơn bình thường.
Mẹ bầu bị buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày
Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.
Gần đây bạn cứ liên tục phải ghé thăm nhà vệ sinh? Đi tiểu thường xuyên chính là một tín hiệu thông báo bạn đã có tin vui và thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8. Các nguyên nhân khác dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên còn bao gồm cả bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu và việc dùng thuốc lợi tiểu quá mức, vì vậy tốt nhất bạn nên tới bác sỹ kiểm tra để có kết luận chính xác nhất cho tình trạng này của mình.
Sợ mùi thức ăn hay thèm ăn bất thường
Một số phụ nữ sợ mùi xào nấu thức ăn hay thậm chí là mùi cơm sôi. Nếu bạn cảm thấy nôn nao với những mùi hương quen thuộc thì có thể bạn đã có thai.Bụng bạn lúc nào cũng réo cồn cào và bạn chẳng thể nào rời mắt nổi cũng như mơ tưởng về những món ăn ngon lành, hấp dẫn?
Dĩ nhiên, nếu có một sinh linh bé nhỏ đang dần hình thành trong bạn, nhu cầu ăn uống của bạn cũng sẽ tăng lên khá cao. Tuy nhiên, tình trạng thèm ăn này cũng lại hoàn toàn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn kiêng khắt khe, hay sự căng thẳng của bạn. Một số người cũng thừa nhận trước những ngày đặc biệt trong tháng, họ cũng trở nên thèm ăn đồ ngọt hơn rất nhiều.
Cảm giác buồn nôn chóng mặt
Khi mang thai từ 6 tuần, một số phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ ốm nghén. Bạn có thể sẽ thấy buồn nôn vào mỗi sáng. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ giảm dần nếu bạn có thai từ tháng thứ 4 trở đi. Khi đang mong ngóng tin mừng mà bạn lại bất chợt cảm thấy buồn nôn, hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến việc ốm nghén.
Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm, căng thẳng, và một loạt các rối loạn dạ dày khác lại cũng có thể khiến cho bạn gặp phải vấn đề này. Thông thường, triệu chứng buồn nôn khi mang thai bắt đầu từ tuần thứ 2-8 sau khi thụ thai. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường rất hay bị buồn nôn, ốm nghén. Nguyên nhân có thể là do đường huyết thấp hay huyết áp thấp đều có thể gây ra những cơn choáng váng, hoa mắt.
Cảm thấy mệt mỏi và đau đầu
Sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể có thể khiến bạn bị đau đầu. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Nên tránh sử dụng thuốc nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về việc có thai.
Một số chị em thường phàn nàn rằng họ bị nhức đầu khủng khiếp khi mang thai do lượng estrogen tăng cao. Tuy vậy, ta không thể kết luận rằng việc đau đầu liên tục lại là tín hiệu chắc chắn của việc mang thai khi việc mất nước, căng thẳng thần kinh và mỏi mắt cũng có thể khiến cho bạn cảm thấy tương tự.
Căng thẳng, cáu gắt và triệu chứng chuột rút
Việc này có thể xảy ra nếu như bạn có thai và theo bạn trong suốt thai kỳ nếu không ăn uống đủ chất. Nguyên nhân là do tử cung được kéo giãn để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé. Sự thay đổi của nội tiết tố khiến bạn trở nên căng thẳng, dễ cáu gắt hơn. Một số lại trở nên nhạy cảm, dễ buồn chỉ vì những chuyện không đâu.
Đa số phụ nữ khi làm mẹ sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt… do sự thay đổi hooc-mon bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
Mẹ bầu cảm thấy khó thở
Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Nguyên nhân khó thở khi mang thai là do bạn cần thêm oxy cho phôi thai đang phát triển hay do hoóc-môn progesterone gia tăng mạnh. Đây cũng được coi là dấu hiệu mang thai của 1 người bình thường. Giải pháp cho bạn: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh làm việc nặng, tập các bài tập thở, ngồi thẳng lưng… Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:
- Tuy không bắt đầu khởi động tập thể dục nhưng bạn thấy khó thở một cách đột ngột.
- Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.
- Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.
- Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.
Khi bào thai phát triển rất cần oxy, điều này có thể khiến bạn cảm thấy hụt hơi, nhanh hết hơi trong suốt thai kỳ. Nếu bạn thấy mình có tới 5/15 dấu hiệu trên đây thì tốt nhất hãy đi mua một que thử thai để biết chắc chắn rằng mình sẽ sớm được làm mẹ. Khi đó bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai cũng như sinh nở được an toàn.
Hiện tượng chảy máu âm đạo (máu báo)
Một vài người thường bị chảy một lượng nhỏ máu ở âm đạo trong khoảng 11 hoặc 12 ngày sau khi thụ thai. Điều này có thể là do trứng được thụ tinh làm bung lớp niêm mạc của tử cung gây chảy máu tuy nhiên không phải ai cũng có hiện tượng này. Máu của hiện tượng này thường có màu sáng (xuất hiện đốm đỏ hay hồng hay hơi đỏ nâu) và thường chỉ có trong 1 đến 2 ngày. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được nếu để ý đến đặc điểm của những kỳ kinh bình thường trước đó.
Mẹ bầu bị tắt kinh
Đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
Chắc chắn dấu hiệu đầu tiên bạn nghĩ đến khi mang bầu đó chính là chậm kinh. Mặc dù đây có thể là một dấu hiệu quan trọng trong thai kỳ, nguyên nhân dẫn đến chậm kinh lại cũng có thể xuất phát từ việc tăng hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về nội tiết tố, căng thẳng, hay ngay cả khi bạn đang cho con bú cũng có thể bị tình trạng này. Một nguyên nhân khác là rối loạn nội tiết sau khi sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai. Theo các bác sĩ thì thuốc tránh thai có thành phần domperidone có thể có ảnh hưởng và gây ra nhu động dạ dày. Lý do vì chất này dễ dàng thấm vào thành mạch máu não nên gây ức chế thụ thể dopamine trung ương dẫn đến giảm các corticosteroid. Kết quả là việc rụng trứng bị chậm hơn khiến kì kinh nguyệt tiếp theo cũng theo đó mà “trễ hẹn”.
Mẹ bầu bị căng tức ngực
Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu bạn đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng. Nếu đã mang thai, bạn cũng nên tìm hiểu về cách chăm sóc nhũ hoa cho mình.
Từ 1 đến 6 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể cảm nhận được sự căng cứng và nhạy cảm ở ngực. Cũng như hai yếu tố kể trên, việc ngực bỗng trở nên căng phồng hơn có thể chỉ do sự thay đổi của hóc môn, thuốc ngừa thai và là dấu hiệu thông báo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn đang đến gần mà thôi. Bầu ngực trở nên lớn hơn, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch là dấu hiệu mà hầu hết các bà bầu đều trải qua. Một số còn cảm thấy nhạy cảm và đau tức khi chạm vào.
Mẹ bầu bị đau lưng và tăng thân nhiệt
Thân nhiệt của phụ nữ sẽ tăng từ thời điểm rụng trứng cho tới 2 tuần sau đó. Nếu qua 2 tuần mà thân nhiệt vẫn chưa về mức bình thường thì có thể bạn có tin vui rồi đấy. Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nhé!
Đau lưng có thể là một dấu hiệu cho việc mang thai nhưng thật ra mẹ bầu thường khá không chú ý đến nó cho đến tận quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi bụng mẹ bầu đã to hơn và lưng phải chịu nhiều áp lực hơn. Tất nhiên, việc đau lưng cũng có thể đến từ những vấn đề của cả thể chất lẫn tinh thần của bạn hoặc trước khi đến ngày lưng cũng thường đau và mỏi hơn bình thường rất nhiều. Đau lưng có thể là một dấu hiệu bệnh lý rất có hại cho sức khỏe, vì vậy bạn nên đến khám bác sỹ càng sớm càng tốt để có thể xác định chính xác nguyên nhân đau lưng của mình.
Những việc cần làm khi phát hiện mang thai
Phát hiện dấu hiệu có thai qua 2 vạch hồng trên que thử thai là thời điểm hạnh phúc đáng nhớ nhất của những chị em đang nôn nóng được làm mẹ. Nhưng đừng vì thế mà quên lên danh sách phải làm ngay sau khi biết tin vui nhé, vì đây là những việc rất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ cho cả mẹ và bé.
Khám thai sớm ngay khi phát hiện mình có thai: Để khẳng định chắc chắn đã mang trong mình một sinh linh bé bỏng, đáng yêu, chị em hãy đến cơ sở y tế, phòng khám hay bệnh viện uy tín để được kiểm tra cẩn thận. Khi trễ kinh 2 tuần và kèm các dấu hiệu như căng đầu vú, hay đi tiểu lắt nhắt, thường buồn nôn, nôn, người mệt mỏi cáu gắt, chướng bụng…, hoặc khi que thử thai lên 2 vạch, chị em nên đi khám ngay để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung.
Xét nghiệm máu: Đây là việc cần làm khi khám thai, gồm xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu, kết hợp xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu và xét nghiệm để phát hiện các bệnh lây nhiễm như Rubella, giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B để có biện pháp can thiệp, dự phòng kịp thời.
Thông báo tin vui: Trong lúc một số chị em chỉ chia sẻ thông tin bầu bí khi vượt được 13 tuần thai, tức là nguy cơ cao nhất của sẩy thai đã qua, lại có không ít thai phụ chọn cách thông báo tin mừng với bạn bè cùng gia đình ngay khi đã xác định được tim thai. Việc chia sẻ thông tin bầu bí sớm không chỉ giúp bạn nhận được nhiều lời chúc mừng, những lời khuyên bổ ích từ người đi trước, mà còn được quan tâm, thông cảm lẫn giúp đỡ trong thời gian đầu rất dễ ốm nghén, cáu gắt và rất hay mệt mỏi này.
Củng cố kiến thức bầu bí và sinh nở: Tham gia các lớp học tiền sản, Yoga hay tìm hiểu thông tin về quá trình mang thai và chuyển dạ, lẫn việc chăm sóc bé yêu sau chào đời là những việc bạn cần làm ngay khi biết mình bầu bí. Củng cố kiến thức trong lĩnh vực này không chỉ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và sự phát triển của thai nhi tốt hơn, mà còn để chủ động trong việc phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong kỳ thai nghén, giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng, cũng như không bỡ ngỡ khi chăm sóc bé sau sinh.
Làm quen với những bà mẹ khác: Không có cách nào tốt hơn để trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho mình bằng việc tiếp xúc, tìm hiểu quá trình mang thai với bạn bè và chị em đi trước. Bằng cách chia sẻ thành thật nỗi lo âu, hoang mang trong quá trình bầu bì và sinh nở, bạn nhận ra rằng mình sẽ nhận được muôn vàn lời khuyên bổ ích, lý thú từ những trải nghiệm thực tế của những người đã từng qua quá trình này mà đôi khi không có sách vở nào đề cập. Đây cũng chính là lúc học hỏi kinh nghiệm từ mẹ bạn, bạn sẽ thấy tình cảm mẹ con không chỉ ngày càng gắn kết, mà còn hiểu và yêu mẹ hơn vì những vất vả mà bà đã trải qua để mang nặng đẻ đau và nuôi dạy bạn nên người.
Giữ cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn đầy dinh dưỡng: Dù là khoảng thời gian không mấy dễ chịu khi bạn hầu như luôn bị các cơn ốm nghén hành hạ, nhưng hãy cố gắng bổ sung chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình để đảm bảo bé có một khởi đầu thật tốt, vì là thời điểm quan trọng cho sự phát triển não bộ và thần kinh của thai nhi.
Cố gắng ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn: Có thể trong giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy khó ngủ, tuy nhiên hãy cố gắng duy trì ngủ đủ giấc với khoảng 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây để có một đêm ngon giấc hơn, bạn nhé. Giảm bớt cà phê, trà, không uống nhiều nước trước giờ đi ngủ. Uống một ly sữa ấm vì chất melatonin sẽ sản sinh trong cơ thể bạn, giúp bạn nhanh đạt được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tăng cường hoạt động vào ban ngày để giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn vào ban đêm. Ngủ ngắn hay tranh thủ nghỉ ngơi thêm vào buổi trưa để cơ thể mau hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng, stress.
The post Những dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác nhất appeared first on Thư Viện Đời Sống: Chia sẻ kiến thức làm mẹ - đời sống - làm đẹp.